Bộ chống sét nguồn. Trong công nghiệp cũng như dân dụng ảnh hưởng của sét đối với cuộc sống của chúng ta rất lớn. Các biện pháp làm giảm ảnh hưởng của sét đối với toàn nhà; hay công trình thường được quan tâm đến cột thu lôi là chủ yếu. Còn phạm vi ảnh hưởng của sét dạng lan truyền, ảnh hưởng đến thiết bị điện trong nhà hoặc nhà xưởng; chưa được chú trọng lắm. Ở các nước tiến bộ như châu Âu, Mỹ thì họ phát triển các thiết bị; chuyên về chống sét lan truyền từ chống sét cho nguồn, chống sét tín hiệu analog, chống sét cho tín hiệu Modbus… Nội dung bài viết hôm nay mình chia sẻ đến quý khách hàng bộ chống sét nguồn >>> Xin mời các bạn xem phần tiếp theo>>>
Vì sao phải dùng bộ chống sét nguồn?
Như đã trình bài ở phần trên; mặc dù được trang bị cột thu lôi để làm giảm ảnh hưởng của sét; đối với các thiết bị sử dụng điện. Nhưng khi có tia sét đánh trúng cột thu lôi; thì các thiết bị sử dụng điện trong tòa nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng; tùy vào mức độ lan truyền của tia sét đó mạnh hay yếu. Nếu trong công trình phục vụ các yêu cầu thiết yếu như : bệnh viện, trung tâm lưu trữ dữ liệu, quân sự,…hoặc công trình sử dụng các thiết bị cảm biến đắt tiền; thì phải trang bị thêm về bộ chống sét nguồn 220Vac. Còn bình thường dân dụng thì nhà nào có điều kiện; thì trang bị thêm như một thiết bị mang tính chất dự phòng.
Các khu vực chịu ảnh hưởng của sét lan truyền
Giải thích về các khu vực cần chống sét của toàn nhà
- SPD type 1: thiết bị lắp ở tủ điện đầu tiên từ ngoài trời và có cột thu lôi ở tại công trình. Thiết bị phải chịu sét trực tiếp với xung 10/350us có khả năng chịu được dòng lên tới 50kA và dòng lan truyền 220kA .
- SPD type 2: thiết bị được lắp ở tủ điện nơi xa cột thu lôi nhất, hoặc công trình không có thiết bị thu sét với khả năng chịu sét lan truyền 8/20us. Thiết bị được nối đất song song không phụ thuộc dòng tải với điện áp chịu được lên tới 1.4kV & dòng lan truyền 40 kA .
- Khu vực SPD type 3: khu vực trong nhà xưởng. Thiết bị sẽ triệt tiêu các xung áp dạng sóng 8/20us và 1.2/50 us lan truyền tại cường độ thấp, mức điện áp còn lại rất thấp với cấp bảo vệ 1.5kV, khả năng cắt sét 20kA , max 40 kA . Các thiết bị cần được bảo vệ khu vực này như: bộ chuyển đổi tín hiệu; bộ chia tín hiệu, thiết bị cách ly tín hiệu, thiết bị barrier zener ..
LPZ 0A : khu vực ngoài công trình chịu tác động trực tiếp từ sét
– LPZ 0B : khi vực bên ngoài công trình chịu tác động trực tiếp của trường điện từ
– Tại LPZ 1 : vùng không chịu trực tiếp từ sét, có che chắn bên ngoài nhưng chịu một phần sét và từ trường
– LPZ 2 : vùng bên trong của nhà xưởng , khu vực điều khiển chịu tác động từ sét ít hơn so với LPZ1
– LPZ 3 : vùng được che chắn nhiều lớp nhất , ít bị tác động bởi sét và từ trường nhất
Cách sử dụng bộ chống sét nguồn như thế nào?
Chọn bộ chống sét nguồn 220Vac hay 24Vdc?
Xác định khu vực cần chống sét là khu vực nào, trong các khu vực được giải thích phía trên
Trường hợp chống sét cho tín hiệu analog 4-20mA thì cần biết khoảng cách dây tín hiệu bao xa, để chọn thiết bị cho phù hợp
Ngoài ra còn có các bộ chống sét cho tín hiệu Modbus, Ethenet, tín hiệu digital,…
Cảm ơn các bạn đã xem bài chia sẻ này. Quý khách có nhu cầu tư vấn các sản phẩm chống sét các loại hãy liên hệ với chúng tôi.
Bài viết tham khảo : Chống sét cho tín hiệu 4-20mA
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.