Các loại cảm biến áp suất. Cảm biến áp suất là gì? Cảm biến áp suất có bao nhiêu loại? Ứng dụng cảm biến áp suất dùng để làm gì nhỉ? Nếu làm trong ngành kỹ thuật chắc hẳn bạn đã từng nghe qua một loại thiết bị dùng để đo áp suất là ” cảm biến áp suất ” hay Pressure transmitter. Ở bài viết này tôi xin tổng hợp và chia sẻ đến các bạn các loại cảm biến áp suất được dùng phổ biến và các loại hiếm nhất quả đất luôn.
Các loại cảm biến áp suất thường dùng
Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất là thiết bị dùng để đo áp suất và chuyển đổi áp suất đo được thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện được đưa về bộ hiển thị hoặc PLC,…để hiển thị giá trị áp suất và điều khiển động cơ hoạt động trong giới hạn áp suất được cài đặt. Tín hiệu điện được dùng phổ biến nhất hiện nay là : 4-20mA hoặc tín hiệu Voltage : 0-10v, 0-5v,…
Các loại cảm biến áp suất thường dùng.
1. Cảm biến áp suất nước :
Cảm biến dùng để đo áp suất nước là loại cảm biến được dùng phổ biến nhất hiện nay. Cảm biến thường được lắp đặt trên hệ thống cấp nước sạch của từng khu vực. Việc sử dụng cảm biến đảm bảo các bơm hoạt động liên tục. Nhưng áp suất được duy trì ở một mức ổn định nhất. Không quá thấp hoặc quá cao làm vỡ đường ống.
Cảm biến áp suất nước giá rẻ hãng Georgin
Cảm biến áp suất nước lắp đường ống
2. Cảm biến áp suất khí nén
Ngày nay hệ thống khí nén được dùng khá phổ biến trong nhà máy. Khí nén được dùng để cấp áp lực vào pittông khí nén, điều khiển đóng mở van khí nén.
Hệ thống khí nén gồm có các máy nén khí loại trục vít là được dùng nhiều nhất. Trên mỗi máy nén khí có vài cảm biến biến áp suất chuyên dùng cho khí nén. Các cảm biến áp suất này được dùng để lấy tín hiệu áp suất truyền tín hiệu điện đến PLC điều khiển động cơ.
Các thông số cảm biến áp suất khí nén thường dùng : Dãy đo áp suất : 0-16bar; 0-25bar, 0-40bar. Tín hiệu ngõ ra cảu cảm biến áp suất 4-20mA, 0-10v, 0-5v
Hệ thống khí nén đơn giản.
3. Cảm biến áp suất thủy lực
Như các bạn đã biết đấy ! Áp suất thủy lực thường rất lớn. Áp suất được tạo ra từ các bơm thủy lực nhỏ nhất cũng 60bar. Để cho các bơm hoạt động ổn định ở mức áp suất duy trì, thì việc sử dụng cảm biến áp suất là không thể thiếu. Nếu không sử dụng cảm biến áp suất thì bơm luôn chạy 100% công suất. Gây lãng phí điện năng tiêu thụ
Các thông số cảm biến áp suất thủy lực thường dùng :
Dãy đo : 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar; 0-250bar; 0-400bar; 0-600bar.
Tín hiệu điện : 4-20mA, 0-10v, 0-5v, modbus
Ren kết nối : G1/4″, G1/2″
4. Cảm biến áp suất chân không
Cảm biến áp suất chân không có cấu tạo màng hoàn toàn ngược lại với các loại cảm biến thông thường. Do áp suất chân không là lực hút. Các loại áp suất thường dùng là lực nén. Cho nên giá trị đo được của áp suất chân không có giá trị âm
Lưu ý : Cảm biến đo áp suất chân không hoạt động ngược lại so với cảm biến biến áp suất dương thông thường. Khi bơm hút chân không bắt đầu hoạt động thì áp suất sẽ thay đổi theo chiều hường ngược lại. Có nghĩa là cảm biến có xuất phát điểm là 0bar. Sau khi bơm chạy áp suất theo hướng âm đến 1bar (-1bar) sẽ kết thúc. Tín hiệu Analog tương tự cũng bị đảo ngược : 20mA…4bar (tương ứng với 0bar)… (ứng với -1bar).
Hiện tại trên thế giới chưa sản xuất được một động cơ có khả năng tạo ra lực hút lớn hơn -1bar các bạn nhé. Nếu ai đó yêu cầu dãy đo cao hơn -1bar thì chắc chắn thông số họ cung cấp là sai.
Dãy đo áp suất chân không : -1…0bar; hoặc dãy đo âm và dương kết hợp : -1…+3bar; -1…+24bar
Tín hiệu ngõ ra : tương tự như các loại cảm biến áp suất khác.
Cảm biến áp suất chân không hãng Georgin – Pháp
Ứng dụng cảm biến áp suất chân không :
+ Lắp vào đường ống hút để theo dõi các bơm công suất lớn hoạt động công suất tối đa lực hút bao nhiêu, so với công suất thực tế.
+ Trong ngành dược, sử dụng rất nhiều bơm hút chân không, để hút sạch không khí trong bồn chứa, trước khi pha trộn nguyên liệu,…
5. Cảm biến áp suất thấp
Cảm biến áp suất thấp là gì? Nghe có vẻ lạ đúng không các bạn. Nhưng các loại cảm biến áp suất có giá trị đo dưới 1bar thì còn được gọi là cảm biến áp suất thấp. Với những môi trường có áp suất dưới 1 bar thì bắt buộc phải dùng cảm biến đo áp suất thấp rồi.
Ứng dụng thường dùng nhất của cảm biến áp suất thấp là dùng để đo mức chất lỏng. Bạn không nhầm đâu. Áp suất được qui đổi theo mH2O (mét nước) như sau : 1bar = 10mH2O.
Lưu ý : chỉ áp dụng cho bồn chứa dạng hở thôi nhé quý vị. Bồn kín có áp suất thì dùng loại chênh áp nhé.
Dãy đo cảm biến áp suất thấp thường dùng : 0…0.1bar (0…100mbar); 0…0.16bar (0-160mbar); 0-0.25bar(0-250mbar); 0-0.4bar (0-400mbar); 0-0.6bar (0-600mbar). Đơn vị áp suất thường dùng cho cảm biến áp suất là milibar (mbar). 1bar = 1000mbar.
Cảm biến áp suất màng
Vì sao phải sử dụng cảm biến áp suất màng? Cảm biến áp suất loại thường dùng cho nước, khí nén, thủy lực nguyên lý chung hoạt động dựa vào sự đàn hồi của lớp màng bên trong cảm biến. Nhưng cảm biến áp suất màng là loại cảm biến có màng được bao phủ bên ngoài. Mục đích chính để bảo vệ lớp màng điện tử bên trong.
Cảm biến áp suất màng dùng cho nước thải
Ứng dụng cảm biến áp suất màng :
- Cảm biến áp suất màng loại có ren thường dùng trong các nhà máy xử lý nước thải. Do nước thải chứa nhiều cặn bẩn. Nếu dùng loại cảm biến áp suất thường thì sẽ bị hỏng do cặn bẩn lọt vào bên trong màng của cảm biến.
- Đối với ngành thực phẩm thì cảm biến áp suất màng được dùng nhiều nhất. Do môi trường thực phẩm các thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh. An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc sử dụng cảm biến áp suất màng là điều bắt buộc. Các loại màng thường dùng nhất là màng dạng Clamp kẹp, màng dạng nút ren,…
- Ngành công nghiệp hóa chất, để bảo vệ thiết bị cảm biến khỏi bị ăn mòn của hóa chất. Việc sữ dụng các loại màng đặc biệt như : Tantalum, màng phủ PTFE,…
Cảm biến áp suất chênh áp
Cảm biến đo sự chênh lệch áp suất giữa 2 điểm khác nhau trên cùng một tank chứa chất lỏng hoặc áp suất khí. Vì sao phải sử dụng cảm biến đo chênh áp? Nếu bạn đọc kỹ bài viết thì trong phần cảm biến áp suất thấp tui có đề cập chỉ dùng cảm biến áp suất thấp cho bồn chứa dạng hở thôi. Trường hợp bồn chứa kín, có áp suất thì phải sử dụng cảm biến chênh áp để đo mức chất lỏng bên trong.
Cách lắp đặt cảm biến chênh áp.
Ứng dụng cảm biến chênh áp :
- Để biết được mức nước bên trong lò hơi là bao nhiêu milimet (mm) hoặc theo dõi theo phần trăm (%). Cách đo chênh áp là biện pháp tối ưu nhất. Cho kết quả chính xác nhất. Do môi trường làm việc của lò hơi thường rất khắc nhiệt. Nhiệt độ duy trì ở mức cao. Áp suất luôn phải duy trì ở mức ổn định nhất. Để bù một lượng nước vào không làm nước quá nguội ảnh hưởng đến áp suất và nhiệt độ của nước. Thì cảm biến đo mức phải cực kỳ chính xác.
- Trong ngành dầu khí thì các đường ống dẫn dầu sẽ có các lọc trên đường ống. Để đảm bảo việc thay lọc chính xác. Đảm bảo an toàn phòng nổ thì cảm biến chênh áp được lắp đặt phía trước lọc và sau lọc. Để kiểm tra áp lực giữa 2 điểm trên đường ống. Nếu sự chênh áp vượt mức cho phép thì lọc bị dơ. Nên thay lọc mới.
Ứng dụng cảm biến chênh áp
Và còn rất nhiều ứng dụng trên thực tế khác.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết này. Bài viết không tránh khỏi sai sót. Các bạn comment bên dưới giúp mình hoàn thiện các bài viết khác nhé.
Nhân viên kỹ thuật & SEO
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn
Web: cambiendoapsuat.vn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.