Các loại cảm biến điện dung. Thiết bị đo mức điện dung. Cảm biến báo mức dạng điện dung. Cảm biến báo mức chất lỏng, chất rắn, dạng ON-OFF tín hiệu ngõ ra tiếp điểm relay. Thiết bị đo mức chất lỏng, chất rắn liên tục tín hiệu ngõ ra tuyến tính Analog 4-20mA, 0-10V. Cách sử dụng cảm biến điện dung để đo mức hoặc báo mức chất lỏng, chất rắn cần lưu ý nhiệt độ, áp suất, tiếp xúc trực tiếp với cảm biến để đảm bảo độ bền của cảm biến. Cảm biến điện dung là gì? Ứng dụng cảm biến điện dung. Ở bài viết này tôi sẽ phân loại ra từng loại cảm biến để anh em hiểu rõ hơn về cảm biến điện dung.
Hình 1 : Cảm biến đo mức điện dung hãng Dinel – CH Séc
Cảm biến đo mức dạng điện dung tôi chia ra làm 4 loại cơ bản sau :
- Cảm biến đo mức liên tục chất lỏng
- Cảm biến đo mức liên tục chất rắn
- Cảm biến báo mức chất lỏng
- Cảm biến báo mức chất rắn
Chúng ta sẽ tìm hiểu từng mục nhé.
1. Cảm Biến Đo Mức Liên Tục Chất Lỏng
Để đo mức chất lỏng liên tục dạng tuyến tính ngõ ra Analog 4-20mA, 0-10v. Điều điều tiên phải xác định được chất lỏng là loại nào? Chất lỏng dẫn điện như : nước, dung dịch của nước,…Chất lỏng không dẫn điện như : dầu Diesel, xăng, các hợp chất từ dầu mỏ, dầu thực vật. Đối với những môi trường dễ gây cháy nổ thì phải sử dụng phiên bản dành cho môi trường nguy hiểm được ký hiệu ” Xi ” hoặc vừa nguy hiểm và nhiệt độ cao ” XiT “.
Thông số kỹ thuật và nguyên lý hoạt động các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây nhé.
Hình 2 : Cách xác định khoảng cách lắp cảm biến phù hợp
Xác định vị trí lắp cảm biến cần chú ý :
- Chiều dài của que đo mức là bao nhiêu mm ? Khoảng cách ( E ) trên hình 2
- Khoảng cách lắp cảm biến đến mặt bên của bồn chứa (a) hoặc (d) hình 2, được tính theo công thức : E/20 (đơn vị là mm)
- Cảm biến phải cách đáy bể một khoảng ít nhất là 50mm. Khoảng cách này gọi là (h) trên hình 2.
Cần xác định nhiệt độ làm việc của cảm biến là bao nhiêu độ C ? Nếu nhiệt độ tại chân kết nối của cảm biến cao hơn 80 độ C thì phải dùng phiên bản chịu nhiệt độ cao. Ký hiệu phiên bản nhiệt độ cao ” NT ” hoặc ” XiT”
Xác định áp suất làm việc của cảm biến là bao nhiêu bar ? Để chọn loại cảm biến phù hợp nhất.
2. Cảm biến điện dung đo mức liên tục chất rắn
Cảm biến điện dung đo mức chất rắn dạng tuyến tính Analog 4-20mA, 0-10v được sử dụng ngày càng phổ biến, do giá thành tương đối rẻ so với các loại cảm biến dạng Radar, hoặc các loại cảm biến sóng điện từ khác. Các ưu điểm như giá thành rẻ, phạm vi đo khá rộng lên tới 20 mét. Cảm biến loại điện dung đo mức chất rắn thường dùng cho những silo chứa nguyên liệu rắn, mà yêu cầu độ sai số không cao. Sai số khoảng 1% trên toàn dãy đo.
Hình 3 : Nguyên lý hoạt động cảm biến điện dung đo mức chất rắn
Một số lưu ý khi chọn cảm biến đo mức chất rắn điện dung :
- Chất rắn phải là vật liệu rời, độ bám dính thấp.
- Nhiệt độ và áp suất trong silo chứa chất rắn cũng cần lưu ý.
- Khoảng cách lắp cảm biến cần được tính toán sao cho phù hợp với dãy đo. (theo hình 2)
3. Cảm biến báo mức chất lỏng
Cảm biến điện dung dùng để báo mức chất lỏng dạng ON-OFF được sử dụng thay thế các cảm biến dạng phao hoạt động không ổn định. Với ưu điểm độ nhạy cao, hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ, áp suất cao. Cảm biến báo mức dạng điện dung với tín hiệu ngõ ra relay NPN, PNP,…nên có thể đấu trực tiếp vào PLC điều khiển tín hiệu. Cài đặt cảm biến thường đóng hay thường mở được thực hiện dễ dàng bằng bút từ (MP8) của hãng.
Hình 4 : Cảm biến điện dung báo mức nước ON-OFF
Các yêu cầu cần thiết để chọn cảm biến báo mức dạng điện dung sao cho đúng.
- Xác định chất lỏng cần báo mức là gì? Ví dụ như : nước, dầu, hóa chất,…
- Cần xác định vị trí lắp cảm biến, từ trên xuống hay lắp bên hông của bồn chứa. Xác định khoảng cách cần báo mức là bao nhiêu mm ?
- Xác định nhiệt độ, áp suất trong bồn chứa là bao nhiêu ?
- Xác định tín hiệu ngõ ra relay của cảm biến là loại nào? Ví dụ như : PNP, NPN, NAMUR,…
4. Cảm biến điện dung báo mức chất rắn
Cảm biến báo mức chất rắn dạng báo đầy – báo cạn đối với các chất rắn dạng hạt như cát, sỏi, hạt nhựa,…thường sử dụng cảm biến dạng xoay. Do giá thành tương đối rẻ, độ bền, độ chính xác cao. Nhưng đối với một môi trường cần báo mức chất rắn như : sữa bột, ngành thực phẩm, dược phẩm yêu cầu cao hơn thì phải dùng loại điện dung để báo mức.
Hình 5 : Cách lắp đặt cảm biến điện dung
Các lưu ý khi chọn cảm biến báo mức chất rắn điện dung.
- Thứ nhất : xác định chất rắn có độ bám dính cao không?
- Thứ hai : chọn cảm biến có tiếp điểm thường đóng hay thường mở. Vì cảm biến loại này không thể cài đặt bằng bút từ được như cảm biến báo mức nước.
- Thứ ba : Xác định vị trí lắp cảm biến, từ trên xuống hay lắp bên hông của bồn chứa ? Xác định độ dài của cảm biến
- Thứ tư : Xác định nhiệt độ, áp suất làm việc của cảm biến.
Tham khảo thêm các bài viết :
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Bài viết mang tính chất chia sẻ giúp mọi người có sự tham khảo chung về tính năng của cảm biến điện dung. Một số khách hàng khi liên hệ với chúng tôi để tư vấn về cảm biến điện dung, nhưng chưa xác định được các thông số như : cảm biến loại tuyến tính hay báo mức ON-OFF, vị trí lắp cảm biến, nhiệt độ,…Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh / chị có thể định hình được loại cảm biến đang cần dùng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Nguyễn Long Hội
Mobi: 0939.266.845
Email: hoi.nguyen@huphaco.vn
Web: cambiendoapsuat.vn