DMCA.com Protection Status

Nhiệt kế là gì? Nhiệt kế y tế

Nhiệt kế là gì? Ứng dụng của nhiệt kế dùng để làm gì? Bạn đang tìm hiểu về nhiệt kế là gì? Nó hoạt động như thế nào? Nhiệt kế có bao nhiêu loại?

Nhiệt kế là một cái tên khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy hoặc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể. Bởi vì chúng được sử dụng quá phổ biến.

Sản Phẩm Ngừng Kinh Doanh. Vui Lòng không gọi nhắn Zalo hỏi hàng. Cảm Ơn

1.Nhiệt kế là gì?

  • Nhiệt kế là gì? Hiểu theo một cách đơn giản, nhiệt kế là một dụng cụ y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể . Là dụng cụ y tế không thể thiếu trong bất kỳ tủ thuốc gia đình nào hiện nay. Đặc biệt hơn là trong ngành y học.
  • Nhiệt kế là từ được bắt nguồn từ đoạn chữ Hy Lạp: “nhiệt” có nghĩa là nhiệt độ và “ kế” có nghĩa là đo lường

Nhiệt kế là gì

 

Có lẽ nhiều người thường xuyên sử dụng nhiệt kế nhưng không biết ngoài việc đo nhiệt độ cơ thể, nó còn đo được nhiều trường hợp khác nữa. Vậy nhiệt kế dùng để làm gì? Và có những loại nhiệt kế nào? Cấu tạo của nhiệt kế sẽ như thế nào?

2. Cấu tạo của nhiệt kế

Hầu hết các loại nhiệt kế đều có 2 thành phần chính:

+ Phần cảm biến nhiệt độ: bầu chứa thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế

+ Phần hiển thị kết quả: thang chia vạch trên nhiệt kế hoặc màn hình led hiển thị số nhiệt độ.

3. Các loại nhiệt kế trên thị trường hiện nay

  • Nhiệt kế y tế:

+ Là nhiệt kế dùng để đo thân nhiệt của cơ thể, nhằm kiểm tra cơ thể có bị sốt hay hạ thân nhiệt hay không.

+ Các loại nhiệt kế y tế bao gồm:

  • Nhiệt kế đo tai ( nhiệt kế hồng ngoại)
  • Dùng để đo trán ( nhiệt kế tinh thể lỏng)
  • Nhiệt kế trực tràng và miệng ( nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế có đầu đọc kỹ thuật số).

Nhiệt kế y tế

  • Nhiệt kế y tế điện tử (đầu mềm):

Là loại nhiệt kế hoạt động dựa theo cơ chế cảm biến nhiệt. Chỉ cần bấm nút đo, với việc tác động của nhiệt độ nơi cần đo, bạn sẽ có ngay kết quả sau vài giây.

Nhiệt kế điện tử

+ Ư u điểm:

  • Mức độ an toàn của nhiệt kế là tuyệt đối, khó bị vỡ.
  • Thời gian đo và cho kết quả rất nhanh, chỉ mất 5-10 giây
  • Là một loại nhiệt kế đa năng: có thể đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ phòng hay nhiệt độ bề mặt
  • Vị trí đo rất đa dạng ( nách, miệng, hậu môn).
  • Hiển thị thông số kết quả bằng điện tử có đèn led dễ đọc hơn nhiệt kế thủy ngân và có tiếng báo khi xong.

+ Nhược điểm:

  • Nếu đặt ở vị trí tiếp xúc chuẩn và giữ đúng tư thế thì cho kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì sẽ khó khăn khi giữ bé ngồi im khi đo. Do đó, khi đo bị lệch cũng thành sai số.

Giá thành cao, có nhiều thương hiệu sản xuất như: Omron, Microlife, Polygreen, Beurer,…

3. Có những loại nhiệt kế nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhiệt kế điện tử, được sử dụng tùy theo vị trí khác nhau:

  • Đo hậu môn: khi sử dụng nhiệt kế đo ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác nhất, chỉ số dao động kết quả không quá cao so với khi đo ở các vị trí khác.
  • Nhiệt kế đo tai: thường đo nhiệt độ màng nhĩ với bộ cảm biến hồng ngoại. Chỉ cần để nhiệt kế vào tai và bấm đo thì sẽ có ngay kết quả trong 1-3 giây. Tiện dụng cho gia đình có trẻ nhỏ thường hay quấy khóc, khó đo nhiệt độ. Tuy nhiên, với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì không dùng được, bởi vì tai bé còn quá nhỏ để đặt đầu đo của nhiệt độ vào.
  • Khi đo ở trán:
  • Sẽ tạo được sự thoải mái và dễ đo hơn so với các vị trí khác. Bạn chỉ cần đặt nhiệt kế hướng về phía trán của người bện, cảm biến hồng ngoại bên trong nhiệt kế sẽ giúp phát hiện ra nhiệt độ nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra còn có thể đo nhiệt của vật thể, nhiệt độ phòng, nhiệt độ bình sữa hay nước tắm cho bé nên rất được ưa chuộng khi sử dụng.
  • Tuy nhiên, nhiệt kế dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh so với nhiệt kế đo tai như: gió, gió quạt máy, mồ hôi, bụi bẩn,…có sai số từ 0,2 – 0,5 độ.

 

Nhiệt kế đo tráng

 

 

  • Nhiệt kế kỹ thuật số

Với cơ chế hoạt động khá hiện đại, loại cảm biến này còn khá mới trên thị trường hiện nay, có thể đo ở 3 vị trí: nách, miệng và hậu môn.

  • Ưu điểm: cho kết quả nhanh và độ chính xác cao hơn so với nhiệt kế điện tử.
  • Nhược điểm: Gía khá cao và ít phổ biến.
  • Nhiệt kế thủy ngân
  • Là loại nhiệt kế có cấu tạo gồm 3 phần: phần cảm nhận nhiệt (với bầu chứa thủy ngân), ống mao dẫn (cột dẫn thủy ngân giãn nở khi tiếp xúc với môi trường), phần thang đo nhiệt độ.
  • Hoạt động trên cơ chế sự giãn nở của thủy ngân khi tiếp xúc với bộ phận trên cơ thể, thân nhiệt người ra một mức nào đó, tương ứng với thang đo trên thước đo nhiệt độ.
  • Ưu điểm: giá rẻ, sử dụng phổ biến. Vì nhiệt kế thủy ngân đo ở nách nên kết quả khá chính xác.
  • Nhược điểm: Thời gian đo lâu, không đo được nhiều vị trí,khó đo nhiệt đối với các bé quấy khóc. Dễ bị vỡ, có thể gây ngộ độc thủy ngân, chảy máu cho trẻ và người sử dụng. Vạch thang đo khó đọc kết quả hơn so với nhiệt kế khác, dễ gây nhầm lẫn kết quả.

5. Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng đa dạng ở nhều lĩnh vực khác nhau

Trong y học: sử dụng phổ biến ở hầu hết các bệnh viện, để đo thân nhiệt người bệnh. Từ đó, các bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế chính xác nhất trong các tất cả các dòng nhiệt kế và được cho là chuẩn đo nhiệt độ trong y học.

Trong công nghiệp:

Nhiệt kế công nghiệp là loại nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất như: kiểm soát nhiệt độ lò hơi, chất lỏng, khí,…

Trong ẩm thực: Nhiệt kế thủy ngân cũng dùng để đo nhiệt độ của thức ăn để các  thực phẩm đạt độ đúng chuẩn cho phép để bảo quản. Ngoài ra, nó còn có thể đo độ rượu.

6. Những đặc điểm cần lưu ý của nhiệt kế y tế là gì?

– Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là 35°C

– Cao nhất là 42°C

– Giới hạn đo là: 35°C-42°C

– Độ chia nhỏ nhất: 0,1°C

– Nhiệt độ trung bình của cơ thể (ghi màu đỏ): 37°C

Thực chất thì 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế đã nêu cũng là 5 đặc điểm cơ bản cần có của một nhiệt kế.

7. Một số cách sử dụng nhiệt kế tốt nhất

  • Đối với nhiệt kế thủy ngân:
  • Cần tránh rơi vỡ hoặc kẹp làm gãy nhiệt kế, nên để xa tầm tay của trẻ em.
  • Khi bị vỡ,cần phải đóng tất cả các cửa, tránh gió lùa để thủy ngân không bị hòa vào không khí.
  • Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ các hạt vụn của thủy ngân
  • Đeo găng tay và khẩu trang cẩn thận, dùng chổi lông mềm thu gom hết các hạt thủy ngân vào hộp có nắp đậy. Có thể dùng giấy báo thấm ướt để thu gom thủy ngân.
  • Cần dùng các chất tẩy rửa hay xà phòng để vệ sinh thật sạch nơi thủy ngân bị vỡ sau 1-2 tiếng thu gom.
  • Nếu quần áo bị dính phải thủy ngân, cần ngâm trong nước khoảng 30 phút, sau đó tiếp tục ngâm 30 phút nữa trong dung dịch xà phòng ở nhiệt độ 70-80°C và xả lại với nước sạch.
  • Nếu bạn dùng nhiệt kế điện tử đo trán:
  • Khi đo cần tránh các thiết bị như điện thoại, tivi, lò vi sóng, máy tính bảng. Giusp đảm bảo kết quả đo được chính xác.
  • Không nên cầm nhiệt kế quá lâu trước khi đo sẽ làm kết quả đo bị sai lệch.
  • Nên đo từ 3-5 lần để có kết quả chính xác nhất.
  • Thường xuyên thay pin và nên tháo pin ra khỏi máy nhiệt kế khi không sử dụng.

Trên đây là một số chia sẽ của tôi để giúp giải đáp những thắc mắc về nhiệt kế là gì? Các loại nhiệt kế phổ biến hiện nay và 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế là gì? Các mẹ hãy chọn cho gia đình mình loại nhiệt kế phù hợp cả về chất lượng và độ an toàn nữa nhé!

Bài viết tham khảo:

Thermocouple là gì?