Khí hóa lỏng LPG là gì. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay việc sử dụng gas để nấu ăn là điều thường thấy ở các gia đình ở Việt Nam nói riêng, còn ở các nước phương tây khí gas ngoài dùng nấu ăn thì còn được sử dụng để sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh. Ngoài ra khí gas còn được sử dụng cho động cơ đốt trong, nhưng bị hạn chế về nguy cơ cháy nổ và lưu trữ nhiên liệu nên ít được sử dụng đại trà. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về khí gas hay khí hóa lỏng LPG là gì? Khí LPG được sản xuất từ đâu? Tại sao giá dầu tăng thì giá gas cũng tăng theo? >>> Xin mời xem phần kế tiếp bên dưới nhé !
Bồn chứa khí hóa lỏng LPG
Khí hóa lỏng LPG là gì?
LPG là viết tắt của 3 chữ cái đầu của từ Liquefied Petroleum Gas. Khí dầu mỏ hóa lỏng – mô tả khí hydrocacbon dễ cháy, bao gồm propan ” C3H8 “, butan ” C4H10 ” và hỗn hợp trong số này, nhiên liệu khí carbon thấp không màu.
Khí LPG được hóa lỏng thông qua điều áp => gia tăng áp suất, LPG có nguồn gốc từ khai thác khí đốt tự nhiên và lọc dầu. LPG đã qua xử lý được sử dụng làm nhiên liệu để, nấu ăn, sưởi ấm,…
Ở các quốc gia khác nhau thì tiêu chuẩn khí hóa lỏng LPG cũng khá nhau, qua tìm hiểu thông tin trên Internet, mình thấy có những điểm khác biệt như sau :
+ Khí đốt nhiên liệu đốt nóng LPG được cung cấp có thể là hỗn hợp propan, butan hoặc propan-butan.
Ở một số nước, LPG chỉ là propan. Propan là LPG nhưng không phải tất cả LPG là propan.
Còn ở Việt Nam khí hóa lỏng LPG là hỗ hợp của Propan với Butan theo tỷ lệ khác nhau:
+ Propan – Butan theo tỷ lệ 70:30: Gọi là gas nhẹ. Gas nhẹ này cho áp suất thấp hơn và nhiệt lượng cao hơn. Thường được sử dụng trong hệ thống Gas công nghiệp. Giá thành nó sẽ cao hơn.
+ Propan – Butan theo tỷ lệ 50:50: Gọi là gas thường. Gas loại này cho áp suất lớn hơn với gas nhẹ. Nhiệt lượng tạo ra sẽ thấp hơn nên giá thành sẽ rẻ hơn. Gas loại này được sử dụng cho hệ thống gas dân dụng là chủ yếu
+ Khí LPG được hóa lỏng và lưu trữ trong các bồn chứa bằng thép, vận chuyển bằng xe bồn, tàu thủy,…
Tính chất vật lý của khí hóa lỏng LPG
Tính chất vật lý khí hóa lỏng LPG bao gồm trọng lượng riêng (mật độ), điểm sôi, áp suất, sự giãn nở hơi,…
Biểu đồ này cho thấy một số tính chất vật lý của propane, butane và isobutane.
Vấn đề áp suất trong bồn chứa khí LPG có ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường như thế ? chúng ta cùng xem bảng tra bên dưới nhé
Áp suất khí LPG thường được đo bằng kilopascals (kPa). Hoặc đơn vị (psi).
Áp suất khí LPG có thể thay đổi lớn theo nhiệt độ môi trường bên ngoài, như thể hiện trong bảng tra
Mức độ áp lực vào bình khí tác dụng giảm khi LPG được sử dụng, vì nó ảnh hưởng đến tốc độ hóa hơi. Do khí LPG là một loại khí hóa lỏng, áp suất bên trong bình chứa sẽ giữ nguyên từ khi đầy cho đến khi lượng cuối cùng của LPG lỏng bị bay hơi. Sau đó, áp suất trong bình sẽ giảm nhanh chóng khi hơi cuối cùng của hơi LPG được sử dụng.
Câu hỏi đặt ra ” Khí LPG có nặng hơn không khí ?”
Câu trả lời là Có.
Ví dụ: Nếu mật độ của không khí bằng 1,00 thì mật độ propane là 1,53.
Butane còn nặng hơn, ở mức 2,00. Isobutane vẫn nặng hơn, ở mức 2.07.
Mặt khác, khí tự nhiên – metan (CH4) – nhẹ hơn không khí, chiếm khoảng 60% mật độ không khí.
Khí hóa lỏng LPG sau khi sử dụng có thân thiện với môi trường không?
Sản phẩm khí LPG là một lựa chọn thân thiện với môi trường, vì nó là nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp, lưu huỳnh thấp. Do đó được các nước EU ưu chuộng
Khí LPG sau khi đốt thải ra CO2 thấp hơn các nguồn năng lượng khác, chẳng hạn như điện đốt than.
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này. Bài viết được sưu tầm từ các nguồn ưu tín trên Internet. Hoặc nếu có sai sót trong quá trình biên tập lại nội dung, mong các bạn thông cảm,
Bài viết tham khảo : Thiết bị đo mức khí hóa lỏng LPG